Khó Thở Nên Uống Thuốc Gì? Làm thế nào để giảm nhanh triệu chứng

Khó thở là tình trạng thường gặp và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nếu không được điều trị phù hợp, triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, "khó thở nên uống thuốc gì?" luôn là thắc mắc chung của người người bệnh. Mời quý bạn đọc cùng tìm câu trả lời cụ thể tại bài viết sau đây.

khó thở nên uống thuốc gì
Khó thở là tình trạng dễ gặp và có nhiều mức độ từ nhẹ đến nguy hiểm.

Khó thở nên uống thuốc gì?

Triệu chứng khó thở là tình trạng người bệnh hít vào không đủ lượng oxy và thở ra không hết được khí CO2. Khí CO2 đọng lại bên trong phế nan khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu khí. Triệu chứng này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và nhiều loại bệnh lý khác nhau như: viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, phù phổi cấp; hít phải dị vật;...

Việc điều trị chứng khó thở, trước tiên cần làm giảm tổn thương niêm mạc hô hấp; ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc phổi, phế quản. Để biết được khó thở nên uống thuốc gì, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân gây ra và các triệu chứng đi kèm. Một số loại thuốc thường được chỉ định như:

Thuốc làm giãn phế quản

Với các loại bệnh lý viêm đường hô hấp và có tình trạng khó thở, các chuyên gia y tế thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc làm giãn phế quản để đường thở được khai thông, cải thiện lại các chức năng hô hấp. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: Thuốc phòng cơn khó thở (salmeterol, theophylin,..); thuốc cắt nhanh các cơn khó thở (salbutamol, terbutaline, ipratropium,...)

Tuy nhiên, thuốc giãn phế quản nếu không được sử dụng đúng liều lượng, đúng lúc sẽ có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng hơn. Bởi vì triệu chứng khó thở có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng này do suy tim thì việc sử dụng thuốc giãn phế quản sẽ làm cho tình trạng trở nên nguy kịch hơn.

khó thở nên uống thuốc gì
Khi chưa biết khó thở nên uống thuốc gì, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

Thuốc giảm ho, long đờm

Thuốc giảm ho, long đờm có chức năng làm giảm đời dãi đang gây tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng đến chức năng thông khí của người bệnh. Một số loại thuốc long đờm phù hợp với người bệnh như: Acetylcystein; bromhexin,...

Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm với người có triệu chứng khó thở do bệnh hen suyễn và người từng bị suy nhước sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc kháng sinh, chống viêm

Thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm là những loại thuốc được chỉ định dùng kết hợp với các loại thuốc giãn phế quản, giảm ho, long đờm. Một số loại thuốc phù hợp hiện nay như: Amoxicillin, penicillin,...

Những loại thuốc trên người dùng chỉ được phép sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Mỗi loại thuốc điều trị sẽ có nhiều tác dụng phụ và chưa thể tác động dược vào nguyên nhân chính gây bệnh. Chính vì vậy, tình trạng khó thở sẽ vẫn có thể tái phát trở lại thường xuyên khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Người bệnh buộc phải tìm ra nguyên nhân để phòng tránh và kiên trì điều trị theo hướng dẫn từ nhà chuyên môn.

Cách khắc phục nhanh chóng chứng khó thở tại nhà

Chắc hẳn không ít người luống cuống và không biết khó thở thì phải làm sao. Muốn đối phó với các tình huống đột ngột thì trước hết mọi người nên trang bị sẵn vài mẹo nhỏ, cũng như kiến thức cần thiết.

Khi nhận thấy cơ thể đang rơi vào tình trạng khó thở, trước tiên người bệnh nên tạm dừng mọi hoạt động và tìm kiếm một điểm tựa chắc chắn. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng vuốt nồng ngực và khu vực lưng; đồng thời hít vào thở ra một cách đều đặn và nhịp nhàng.

Sau cùng, hãy theo dõi tình trạng khó thở của bản thân xem tần suất xuất hiện của triệu chứng lặp lại như thế nào và ở mức độ ra sao. Không hẳn các tình huống khó thở đều xuất phát do bệnh lý và đều nguy hiểm nhưng trước tiên người bệnh cần nắm được các biện pháp phản ứng để đảm bảo được an toàn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng thêm một số mẹo hỗ trợ giúp giảm nhanh tình trạng khó thở để việc điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Thở oxy y tế tại nhà

Máy tạo oxy là thiết bị y tế hiện đại và được toàn thế giới tin dùng. Sản phẩm này có công dụng tạo ra nguồn oxy tinh khiết tới hơn 90%, giúp người bệnh cải thiện quá trình hô hấp và trở lại trạng thái cân bằng nhanh chóng.

thuốc chữa khó thở
Sản phẩm máy tạo oxy kết hợp xông khí dung mũi họng Owgels OZ-3-01XW0.

Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều sản phẩm máy tạo oxy tích hợp xông khí dung và các chức năng khác. Nếu tình trạng khó thở của bạn là triệu chứng do bệnh hen suyễn hay các bệnh lý về đường hô hấp; bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều trị tại nhà bằng sản phẩm này.
>>> Xem thêm: Máy Tạo Oxy Owgels OZ-3-01XW0 Chính Hãng - Giá Rẻ

Tập hít thở sâu

Tập hít thở đúng cách sẽ cải thiện được chức năng hô hấp cho cơ thể, làm chậm nhịp thở của người bệnh. Bài tập này rất phù hợp cho những ai mắc chứng khó thở do căng thẳng, lo lắng hay làm việc quá sức. Có 2 cách tập thở sâu tại nhà mỗi ngày như sau:

Cách 1: Tập thở sâu bằng mũi
  • Nằm thẳng, lưng sát mặt sàn và đặt bàn tay lên bụng.
  • Hít một hơi thật sâu bằng mũi (trong lúc lấy hơi, bụng được phình ra để phổi chứa đầy không khí).
  • Nín thở trong vài giây rồi từ từ thở chậm rãi qua miệng cho đến khi đẩy hết không khí trong phổi.
Cách 2: Tập thở sâu mím môi
  • Thả lỏng cơ thể và ngồi ở tư thế thoải mái nhất.
  • Đặt một tay lên thành bụng và hít một hơi thật sâu bằng mũi (hít vào phình bụng ra).
  • Mím môi lại sao cho hơi thở được giữ lại trong phổi vài giây.
  • Thở từ từ bằng kẽ môi và thành bụng cũng được xẹp xuống từ từ.
Với hai cách tập luyện này, người bệnh nên áp dụng hàng ngày và mỗi lần tập từ 5 - 10 phút. Hãy cố gắng giữ nhịp thở chậm rãi, sâu và lựa chọn vị trí tập luyện có lưu lượng không khí trong lành, dễ chịu nhất.
>>> Xem thêm: Khó Thở Thanh Quản, Đau Họng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Tại Nhà.

Xông hơi

  • Xông hơi là biện pháp giúp cơ thể được thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với những người mắc chứng khó thở do dịch nhầy ứ động tại phổi như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng,... Để thực hiện phương pháp này, người bệnh nên tham khảo các bước làm sau đây:
    Chuẩn bị 1 thau nước nóng (đun sôi cùng tinh dầu sả, quế, chanh,... hay các loại thảo dược khác) và một chiếc khăn lớn.
  • Cúi mặt vuông góc với thau nước nóng, chú ý giữ khoảng cách an toàn để hơi nước không gây nóng rát mặt và chùm kín bằng khăn đã chuẩn bị trước đó.
  • Hít thở sâu, chậm rãi trong 10 - 15 phút.
Lưu ý: Trước và sau khi thực hiện phương pháp này, bạn nên uống một cốc nước để tránh tình trạng mất nước của cơ thể. Những ai mắc làm tăng nguy cơ đột quỵ và rối loạn nhịp tim.

Tích cực tập luyện thể chất

Việc tập luyện thể chất mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tất cả các loại bệnh lý, không chỉ riêng triệu chứng khó thở. Trong thời gian vận động sẽ giúp quán trình hít thở bằng mũi diễn ra dễ dàng hơn nếu được áp dụng đúng bài tập.

Đối với những người mắc chứng khó thở, không nên tham gia các bộ môn vận động mạnh như bóng đá, chạy đường dài,... Thay vào đó hãy tập các bài tập nhẹ nhàng khác như: yoga, bơi lội, đi bộ,... Đặc biệt, trước và sau  khi tập luyện hãy dành ra 5 phút để khởi động và thư giãn để không gây tổn thương cho cơ thể.

khó thở nên làm gì
Nếu các triệu chứng khó thở kéo dài dai dẳng, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc "khó thở nên uống thuốc gì" và một số phương pháp làm giảm nhanh triệu chứng tại nhà mà bạn nên tham khảo. Ngoài các loại thuốc và cách thực hiện trên, nếu người bệnh cảm thấy tình trạng sức khỏe không được cải thiện hoặc có những triệu chứng bất thường khác; hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và được chuyên gia tư vấn thêm.

Cập nhật lúc : 11:45 • 01/06/2021

Bình luận cho bài viết này

  1. Ngọc trang says:

    Chào bác sĩ em bị đau đầu, đau bụng, mệt, khó thở mất ngủ suốt, đây là triệu chứng gì ạ phải làm sao hết ạ

  2. says:

    Chào bác sĩ cháu năm nay 17 tuổi Cháu hay bị khó thở phải thở dài. Trog quá trình hô hấp khó khăn. Đây là Triệu trứng gì vậy ạ..??

  3. says:

    Chào bác sĩ Cho em bây giờ mẹ khó thở hay đau nhức xương khớp.hay mất ngủ thì làm thế nào à

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
0 Giỏ hàng
Chuyên mục