Hội chứng ngưng thở khi ngủ cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng khá nguy hiểm và còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh lý. Nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ đột tử. Để nhận biết và có phương án phòng tránh, hãy tham khảo thêm tại bài viết sau đây.

ngưng thở khi ngủ
Làm thế nào để nhận biết bản thân đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hay khó thở về đêm đang dần trở nên phổ biến và làm ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp của cơ thể. Triệu chứng là tình trạng cơ thể khó hô hấp trong thời gian ngắn, thậm chí là không có luồng không khí nào được dẫn vào phổi.

Hội chứng này được chia thành 3 loại đó là: Chứng ngưng thở tắc nghẽn (OSA); chứng ngưng thở trung ương (CSA) và chứng ngưng thở hỗn hơp (MSA).

Trong đó, chứng ngưng thở tắc nghẽn là tình trạng dễ gặp nhất (4% nam giới và 2% nữ giới trên toàn cầu); chúng gây ra tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần khi ngủ. Thế nhưng hiện nay chỉ có khoảng 10% người bệnh đến khám và được tiếp nhận điều trị. Chứng ngưng thở trung ương sẽ ít gặp hơn và chúng chỉ xuất hiện khi não không thể chỉ huy được các cơ quan kiểm soát hô hấp. Còn chứng ngưng thở hỗn hợp sẽ được phối hợp nguyên nhân của cả 2 loại hội chứng trên.

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Một trong những ảnh hưởng ban đầu của chứng khó thở về đêm chính là gây rối loạn giấc ngủ. Người bệnh thường xuyên bị tỉnh giấc khi đang ngủ ngon hoặc trằn trọc suốt cả đêm. Việc thiếu ngủ sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí nếu kéo dài lâu sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và gây ra các chứng bệnh rối loạn tâm thần.

Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến oxy không thể lưu thông bình thường và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: bệnh cao huyết áp, đột quỵ, bệnh về tim mạch, thậm chí là tử vong sớm.

Nguyên nhân gây ra hội chứng

Thông thường, nguyên nhân gây khó thở về đêm này có thể do tắc nghẽn đường thở do mô mềm ở họng (đường hô hấp trên) và lưỡi bị xẹp xuống trong lúc ngủ. Ngoài ra cũng có rất nhiều loại bệnh lý có đi kèm triệu chứng này như: suy tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim; tiểu dường; trào ngược dạ dày,..

nguyên nhân gây ngừng thở khi ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới chứng ngừng thở khi ngủ, vì vậy người bệnh cần theo dỗi sức khỏe hoặc khám bệnh để tìm hiểu thêm các triệu chứng đi kèm.

Đối tượng dễ bị ngưng thở về đêm

Theo số liệu được ghi nhận cho đến ngày nay, đa số người có biểu hiện ngưng thở khi ngủ hay khó thở về đêm nằm ở độ tuổi tiền mãn kinh và trên 65 tuổi (ở cả nam giới và nữ giới). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gặp phải triệu chứng này.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
  • Người mắc bệnh béo phì
  • Người có a-mi-đan hoặc VA từ mức trung bình đến lớn.
  • Người đang có vấn đề ở xương hàm dưới (dị tật bẩm sinh) bởi họ sẽ rất khó giữ độ thông thoáng trong mô mềm ở họng.
  • Người mắc bệnh xoang, viêm mũi dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Để nắm được những dấu hiệu này, bạn cần thảo luận với người thân trong gia đình (hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe). Hãy phân loại vấn đề mà bạn gặp phải và xác định mức độ, tần xuất lặp lại của triệu chứng và đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Các triệu chứng thường gặp phải trong khi ngủ:

  • Người bệnh có tiếng gáy rất to và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Tình trạng này sẽ diễn ra hàng ngày và lặp đi lặp lại trong suốt đêm.
  • Âm thanh phát ra từ người bệnh nghe giống như đang bị ngạt thở hoặc hơi thở hổn hển.
  • Nếu quan sát có thể nhận thấy việc ngưng thở khi của của người bệnh.
  • Người bệnh trằn trọc, ngủ không ngon giấc và thường xuyên tỉnh dậy bất chợt.
Trong lúc ngủ, phần cơ họng của chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Theo đó, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng sẽ bắt đầu giãn ra và gây tắc nghẽn một phần đường thở hoặc hoàn toàn. Chính vì vậy đã gây ra tình trạng ngưng thở, không khí đi qua sẽ bị hạn chế và làm giảm lưu lượng oxy trong máu. Sự thiếu hụt này đã phát tín hiệu đến hệ thần kinh, đánh thức một phần não để giúp điều kiển cơ thể. Các cơ quan như cơ hoành và cơ ngực sẽ cần làm việc quá tải để ép oxy đi qua vùng hẹp. Hơi thở của người bệnh sẽ trở nên gấp gáp, khụt khịt mũi và có tiếng ngáy to.

Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại theo một chu trình cho đến khi hơi thở được quay về bình thường. Trung bình mỗi đêm, người bệnh sẽ trải qua từ một vài cho tới hàng trăm lần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.

khó thở về đêm
Ngáy được xem là dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất mà người thân xung quanh bạn có thể thấy được. Vì thế, nếu bạn có triệu chứng này hãy thật chú ý nhé!

Các triệu chứng thường gặp trong khi thức:

  • Khi ngủ dậy luôn có cảm giác chưa ngủ đủ giấc (ngay cả khi đã ngủ quá 8 tiếng)
  • Buổi sáng có cảm giác đau đầu, mệt mỏi.
  • Luôn có cảm giác thèm ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng cả ngày.
  • Tính cách bất thường và khó hòa hợp với mối quan hệ xung quanh.
  • Suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung.
Ngoài những dấu hiệu thường gặp trên, nhiều người bệnh sẽ có thêm một số biểu hiện bất thường khác đi kèm.
>>> Xem thêm: Khó Thở Nên Uống Thuốc Gì? Làm thế nào để giảm nhanh triệu chứng

Phương pháp điều trị chứng khó thở về đêm

Hiện nay rất nhiều giải pháp điều trị triệu chứng này cũng như các bệnh lý có liên quan. Việc lựa chọn phương pháp điều trị chứng khó thở về đêm sẽ còn phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý và kết quả quá trình khám lâm sàng. Với những trường hợp nhẹ người bệnh có thể được chỉ định sử dụng máy tạo oxy tại nhà để ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngừng thở về đêm.

Trong thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay, người bệnh có thể áp dụng phương pháp đa kí giấc ngủ để tiến hành ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ. Phương pháp này dựa trên việc thăm dò chức năng và đang được áp dụng phổ biến, giúp việc chuẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ được chính xác hơn. Đồng thời bác sĩ cũng có thể dễ dàng xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Để phòng ngừa chứng khó thở về đêm, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên theo dõi sức khỏe ngay khi có những triệu chứng ban đầu. Đặc biệt, nếu xuất hiện với tần xuất nhiều lần và kéo dài lâu cần phải đến ngay chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và có phương án điều trị sớm nhất.

ngưng thở khi ngủ
Thở máy tạo oxy mini cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ đường hô hấp và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.
>>> Xem thêm: Máy Tạo Oxy Owgels OZ-3-01XW0 Chính Hãng - Giá Rẻ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có những dấu hiệu trên hãy theo dõi sát sao hơn về tình trạng sức khỏe và nên đưa ra phương án khắc phục hoặc điều trị sớm nhất. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến với mọi người để chúng ta cùng biết thêm kiến thức về bảo vệ sức khỏe bạn nhé.

Cập nhật lúc : 13:15 • 09/01/2021

Bình luận cho bài viết này

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
0 Giỏ hàng
Chuyên mục