Khó Thở Thanh Quản, Đau Họng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Tại Nhà

Khó thở thanh quản là triệu chứng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các biểu hiện bệnh lý và cách điều trị phù hợp. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và người thân xung quanh, bạn không nên bỏ qua những thông tin sau đây.

khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào.

Khó thở thanh quản là gì?

Thanh quản là vị trí hẹp nhất của đường hô hấp, và có chức năng phát âm, hít thở. Trong đó, khó thở thanh quản là triệu chứng thường gặp và đặc biệt là xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị sớm sẽ có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong do không cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.

Các triệu chứng nhận biết

Trong số các bệnh lý gây ra chứng khó thở thì bệnh khó thở thanh quản cũng có nhiều biểu hiện riêng biệt để nhận biết. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như: khó thở đau họng, hít vào khó khăn; khó thở chậm dãi; khi hít thở có tiếng rít từ thanh quản; co kéo cơ hô hấp nhất là lỡm ức và rút lỡm lồng ngực;...

Ngoài ra, ở một số người sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng phụ khác như:
  • Bị khàn hoặc mất tiếng khi nói, ho, khóc,...
  • Đầu bị gật gù khi hít thở và ngữa ra đằng sau trong khi hít vào.
  • Có thể nhìn thấy sụn thanh quản bị nhô lên khi hít vào.
  • Khi hít thở sẽ bị nhăn mặt và nở cánh mũi.
Để xác định được nguyên nhân và tình trạng hô hấp, người bệnh nên theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường để giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Các cấp độ khó thở thanh quản

Ngoài việc nắm rõ các triệu chứng, người bệnh có thể đánh giá được mức độ quan trọng của chứng khó thở thanh quản để có thái độ xử trí kịp thời, tránh việc chủ quan hoặc điều trị sai cách. Để đánh giá được mức độ bệnh lý, bạn có thể dựa theo 3 dấu hiệu sau:

Khó thở thanh quản độ 1:
  • Bị khàn tiếng khi nói hoặc khóc.
  • Tiếng ho còn trong hoặc hơi rè
  • Khó hít vào thở ra chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa biểu hiện rõ co kéo cơ hô hấp phụ ít.
  • Biểu hiện toàn thân chưa ảnh hưởng.
Khó thở thanh quản 2:
  • Bị mất tiếng, nói không rõ từ ngữ.
  • Tiếng ho lớn
  • Triệu chứng khó thở lúc hít vào chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc không nghe rõ co kéo cơ hô hấp mạnh.
  • Trẻ nhỏ kích thích, vật vã, lo lắng, hoảng hốt.
Khó thở thanh quản 3:
  • Bị mất tiếng hoàn toàn, giọng nói phào phào, lúc khóc hoặc nói không thành tiếng.
  • Ho không thành tiếng hoặc không ho được.
  • Khó thở dữ dội, người bệnh bị thiếu oxy nặng (đối với trẻ nhỏ sẽ có dấu hiệu tím tái và rối loạn nhịp thở).
  • Toàn thân bị ảnh hưởng rõ thần kinh (hôn mê, tinh thần lờ đờ, mệt mỏi); làn da tái vã mồ hôi.

Nguyên nhân gây khó thở thanh quản

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở thanh quản, mỗi mức độ mắc bệnh sẽ xuất phát từ các tác nhân khác nhau. Một số các yếu tố tác động gây đè ép thanh quản mà chúng ta dễ gặp phải như:
  • Viêm thanh quản do virut cúm hoặc sởi: Người bệnh sẽ kèm theo dấu hiệu sốt cao (39 - 40 độ); tình trạng khó thở xuất hiện nhanh, da mặt tái nhợt; hơi thở nông, cơ thể mệt mỏi.
  • Mắc bệnh cúm: Viêm thanh quản bị phù nề, hạ thanh môn phát triển nhanh. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi); trẻ sẽ có những biểu hiện ban đầu như viêm mũi họng, ho, khàn giọng, khó thở ngày càng gia tăng.
  • Mắc bệnh sởi: Chứng sởi sẽ gây khó thở đột ngột, khàn tiếng, tiếng ho lớn.
  • Hít phải dị vật: Một số loại dị vật mà chúng ta thường hít phải như bột, cơm, gim, côn trùng,...
Ngoài ra vẫn còn nhiều loại nguyên nhân nguy hiểm khác như: bứu tuyến giáp; khối mô viêm ở cổ; khối u vùng cổ; bệnh bạch hầu; liệt dây khép thanh; hẹ lòng thanh quản do sẹo; chấn thương tại thanh quản;...

khó thở thanh quản
Nếu tình trạng khó thở thanh quản diễn ra do viêm, nhiễm virut sẽ có kèm theo triệu chứng sốt cao, suy nhược cơ thể.

Các phương pháp điều trị khó thở thanh quản

Khó thở thanh quản được đánh giá là một loại bệnh lý về đường hô hấp cấp cứu ở trẻ em; tuy nhiên đối với người lớn thì tình trạng này cũng không thể xem nhẹ và cần phải áp dụng sớm các biện pháp điều trị để tránh biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong việc điều trị chứng bệnh này:

1. Sử dụng thuốc Tây y

Khi áp dụng điều trị khó thở thanh quản bằng thuốc tây y, các loại thuốc được sử dụng sẽ còn phải phụ thuộc vào mức độ khó thở thanh quản.
  • Khó thở thanh quản mức độ 1: Thường được chỉ định điều trị ngoại trú và sử dụng thuốc Dexamethason 0,15mg/kg/liều hoặc Prednisone 2mg/kg trong 2 - 3 ngày và cần được tái khám mỗi ngày.
  • Khó thở thanh quản mức độ 2: Được chỉ định nên nhập viện điều trị, sử dụng thuốc Dexamethason 0,6mg/kg để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một lần (có thể lặp lại sau 6 - 12 tiếng nếu cần); hoặc dùng máy xông khí dung với thuốc Budenoside 1- 2mg/liều duy nhất nếu có chống chỉ định dùng Corticoide toàn thân. Nếu sau 2 tiếng chưa thể cải thiện tình trạng, bác sĩ sẽ xem xét để chuyển sang khí dung Adrenalin.
  • Khó thở thanh quản mức độ 3: Người bệnh cần cấp cứu nhanh, thở oxy y tế SpO2 >95%; dùng thêm khó dung Adrenalin 1/1.000 2-5ml hoặc 0,4 - 0,5 ml/kg (tối đa 5ml) và có thể lặp lại liều 2 sau 30 phút nếu còn thấy khó thở nhiều và dùng liều thứ 3 sau đó 1 - 2 giờ (dùng tối đa 3 liều). Tiêm bắp (tĩnh mạch) bằng Dexamethason 0,6mg/kg 1 lần và có thể tiếp mũi thứ 2 sau 6 - 12 giờ nếu cần. Sử dụng thêm kháng sinh Cefotaxim hay Ceftriaxone trong 3 - 5 ngày.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định đặt nội khí quản khi sử dụng Dexamethason và Adrenalin thất bại hoặc tình trạng tím tái, mệt mỏi, kiệt sức và các cơn ngừng thở của người bệnh chưa được cải thiện. Nếu người bệnh bị khó thở thanh quản do mắc phải dị vật sẽ cần tiến hành phẫu thuật và tái tạo dây thanh quản nếu tình trạng khó thở diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng đời sống bệnh nhân.

2. Áp dụng các bài tập tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyên người bệnh nên áp dụng thêm các bài tập hỗ trợ tại nhà để xoa dịu triệu chứng. Một số phương pháp tập được nhiều người yêu thích hiện nay như:
  • Tập hít thở chậm và sâu: Khi hít vào, bụng phình căng và giữ hơi thở đó trong vài giây rồi bắt đầu thở chậm dần dần. Thực hiện động tác này sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng căng thẳng, cải thiện được hệ thống hô hấp để ngăn ngừa chứng khó thở thanh quản.
  • Tập các bài yoga hoặc ngồi thiền: Nếu bạn chưa từng tập luyện bài tập này, tốt nhất hãy đến các phòng tập để được chuyên gia hướng dẫn đúng tư thế. Cách này sẽ giúp bạn thở sâu, chậm hơi và cải thiện bệnh lý nhanh chóng.
  • Tập thở bằng cơ hoành: Người bệnh lựa chọn tư thế ngồi tập thoải mái nhất và hít thở bình thường, đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng để cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể trong khi tập luyện. Sau đó hít một hơi thật sâu vào cơ hoành sao cho bụng phình ra và giữ nguyên cơ ngực.


Ngoài ra với các tình trạng bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô hấp của người bênh, bác sĩ có thể chỉ định thở oxy y tế tại nhà để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị tại nhà.

3. Thay đổi lối sống sinh hoạt

Việc thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những yếu tố góp phần phòng tránh và cải thiện tình trạng khó thở thanh quản. Để tránh làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bạn nên thay đổi lối sống bằng cách:
  • Thay đổi chế độ ăn uống,hạn chế uống rượu bia để tránh gây mất nước và đồng thời uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Súc miệng bằng dung dịch giấm pha loãng mỗi ngày.
  • Uống nước gừng mật ong hoặc ăn các món ăn xào với gừng.
  • Hạn chế la hét, nói lớn hoặc nói quá bé vì có thể sẽ khiến dây thanh âm của người bệnh bị căng thẳng nhiều hơn lúc nói bình thường.
>>> Xem thêm: Máy Tạo Oxy Y Tế Loại Nào Tốt? Giá Bao Nhiêu?

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng khó thở thanh quản, bệnh lý này có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nếu diễn biến bệnh lý phức tạp và bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và được bác sĩ chuẩn đoán. Như vậy mới có phác đồ điều trị chính xác và phù hợp nhất với thể trạng của cơ thể.

Cập nhật lúc : 17:36 • 05/01/2021

Bình luận cho bài viết này

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
0 Giỏ hàng
Chuyên mục