Làm Gì Khi Trẻ Em Khó Thở, Ngưng Thở Về Đêm?

Hội chứng trẻ em khó thở hay ngưng thở khi ngủ đang là mối lo ngại của nhiều gia đình. Đây là triệu chứng thường gặp và có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm hoặc là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý. Thế nhưng các dấu hiệu nhận biết khá mờ nhạt nên khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ về bệnh lý này, đừng vội bỏ qua các thông tin sau đây.

trẻ em khó ngủ
Tình trạng trẻ em khó thở, ngưng thở khi ngủ đang diễn ra ngày càng phổ biến và khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Khó thở ở trẻ em, trẻ sơ sinh là gì?

Hiện nay có rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt là chứng khó thở hoặc ngưng thở về đêm. Những tình trạng như: sổ mũi, ngạt mũi dường như diễn ra thường xuyên và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Nếu không điều trị có nguy hiểm không?

Theo thống kê từ các chuyên gia, con số trẻ nhập viện do các bệnh lý về đường hô hấp đang tăng nhanh, nhiều trường hợp được cấp cứu trong tình trạng rất nặng và các bác sĩ cũng gặp khó khăn trong công tác điều trị.

Hiện có rất nhiều loại bệnh lý, dị tật bẩm sinh gây ra tình trạng khó thở ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Trong đó cũng có rất nhiều loại bệnh lý gây nguy hiểm như: viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, bệnh về tim mạch,.. Nếu không được điều trị sớm, có thể bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh

Tất cả trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc chứng khó thở hoặc ngưng thở về đêm, tuy nhiên với trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh Down hoặc các bệnh lý bẩm sinh khác sẽ có tỷ lệ mắc phải triệu chứng này hơn.

Theo đánh giá từ các nhà chuyên môn, trẻ sinh non là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Các bé ra đời trước 37 tuần của thai kỳ, triệu chứng này sẽ được gọi là ngưng thở ở trẻ sinh non. Các trường hợp sinh từ tuần 37 trở đi sẽ được gọi là chứng ngưng thở ở trẻ sơ sinh.

trẻ em khó ngủ
Trẻ nhỏ ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc phải chứng khó thở, vì thế các gia đình không nên chủ quan với bất kỳ triệu chứng lạ nào của con.

Dấu hiệu nhận biết

Mỗi trẻ sẽ có một dạng triệu chứng khác nhau, các dấu hiệu này có thể là cảnh báo cho một vài bệnh lý nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu rõ và quan sát con thường xuyên để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời bởi chứng khó thở có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Hãy chú ý những biểu hiện dưới đây của trẻ:
  • Bé bị khàn giọng, sốt, sổ mũi, ngạt mũi và tức ngực.
  • Hơi thở của bé có thể bị khó khăn nhưng có lúc sẽ thở rất nhanh, kèm theo đó là tiếng khò khè.
  • Các phần da trên cơ thể, môi và móng tay cảu bé chuyển sang màu xanh nhợt nhạt.
Điển hình trong số đó là chứng viêm phổi gây ra khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ của trẻ. Lúc này bé sẽ có tình trạng khò khè nhưng không ho; thậm chí sẽ chuyển sang sốt cao và cơ thể xanh xao nếu không được điều trị sớm. Bệnh viêm phổi là dạng bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và sẽ dẫn đến hỏng mô phổi. Vì vậy các gia đình cần phải theo dõi trẻ thường xuyên và nắm rõ triệu chứng bất thường của con.

Trường hợp khác, nếu bé bị bệnh suyễn sẽ có dấu hiệu như: tim đập nhanh, móng tay chuyển sang màu xanh da trời và con gặp khó khăn khi đi bộ, nói chuyện, ngực luôn co thắt ngay cả khi ngồi thẳng lưng.

Ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác ở trẻ mà gia đình cần theo dõi mới có thể nhận ra. Không phải chứng khó thở nào cũng giống nhau nên các gia đình tuyệt đối không nên chủ quan.

Nguyên nhân gây khó thở ở trẻ

Chứng khó thở ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không hề hiếm gặp nên chúng cũng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Theo ghi nhận từ nhiều bệnh viện, những yếu tố người bệnh thường mắc phải như:
  • Bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới
  • Dị tật bẩm sinh
  • Trẻ sinh non
  • Hít phải dị vật
  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh lý về đường hô hấp (viêm mũi, xoang,...)
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa (trào ngược)
  • Cơ thể mất cân bằng sinh hóa (lượng canxi và glucose vượt hoặc dưới mức cần thiết)
  • Gặp vấn đề về tim hoặc mạch máu.
  • Trẻ từng tiếp xúc với chất độc hại.
  • Mắc bệnh xuất huyết não.
Đối với tình trạng bé ngưng thở khi ngủ trung ương sẽ có liên quan đến các loại rối loạn di truyền (hiếm gặp). Có một số trẻ sẽ mắc chứng giảm lưu thông khí trung ương do bẩm sinh, có thể do gen di truyền từ gia đình. Ngoài ra, chứng khó thở cũng sẽ xuất hiện nếu trẻ có sức khỏe yếu và gây cản trở các bộ phận của hệ thần kinh trung ương điều khiển quá trình hô hấp.

Cách chuẩn đoán chứng khó thở ở trẻ

Chứng khó thở, ngưng thở khi ngủ của trẻ nhỏ rất khó nhận biết và đôi khi sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Để giúp các gia đình dễ dàng hơn trong việc quan sát nhịp thở của con, bố mẹ có thể dựa vào những câu hỏi dưới đây để thực hiện:

- Vào thời điểm nào bé có biểu hiện khó khăn về hô hấp?

- Nguyên nhân gây khởi phát bệnh mà bố mẹ đang nghi ngờ là gì?

- Triệu chứng khó thở và các dấu hiệu liên quan thường khởi phát đột ngột hay sẽ đi theo xu hướng từ nhẹ đến nặng?

- Gia đình có ai có tiền sử về bệnh hen suyễn không?

- Tình trạng hiện giờ của con thế nào? Triệu chứng bệnh có đang rất nặng?

Cách làm giảm triệu chứng khó thở cho trẻ em tại nhà

Để hỗ trợ việc sử dụng thuốc điều trị cho con tại nhà, gia đình có thể tham khảo sử dụng máy xông mũi họng cho trẻ em. Sản phẩm giúp thuốc được đưa trực tiếp vào túi phổi mà không bị hao hụt, nhờ vậy thuốc nhanh chóng phát huy được hết công dụng trong thời gian ngắn nhất.

cách điều trị khó thở, ngưng thở về đêm ở trẻ
Máy xông khí dung mũi họng là giải pháp hỗ trợ điều trị được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay.

Nếu chứng khó thở ở trẻ em ở thể nhẹ, gia đình có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục tự nhiên như:
  • Giúp bé giảm cân: Chứng béo phì là một trong những yếu tố gây ra chứng ngưng thở khi ngủ; việc giảm cân sẽ cần phải có kế hoạch tập luyện và sinh hoạt lành mạnh để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Phụ huynh cần quan sát kỹ lưỡng những yếu tố dễ khiến bé bị dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, thời tiết,... sẽ khiến bé bị viêm mũi dị ứng dẫn đến tắc nghẽn và hạn chế đường hô hấp của bé.
  • Dạy bé thở bằng mũi đúng cách: Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp cơ năng, nhằm giúp tẻ tăng cường sức mạnh của lưỡi và các cơ quan xung quanh. Từ đó, các trẻ em khó thở sẽ nhanh chóng cải thiện được triệu chứng.
  • Tập cho bé ngủ ở tư thế phù hợp: Khi bé nằm ngủ, mẹ nên kê cao đầu giường của con để giảm bớt triệu chứng.

Phương pháp điều trị cho trẻ em khó thở hiện nay

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra chứng khó thở ở trẻ em mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị khác nhau. Gia đình có thể sẽ được tư vấn sử dụng máy theo dõi nhịp thở và nhịp tim tại nhà hoặc dùng thuốc để kích thích hệ thần kinh trung ương.

Một số loại thuốc thường được chỉ định để sử dụng như: các loại steroid dùng tại chỗ cho mũi (Fluticasone và budesonide) giúp làm dịu đi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc sử dụng Montelukast (Singulair) với những bé mắc bệnh do dị ứng.

Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định cắt bỏ amidan và adenois để cải thiện chứng khó thở do tắc nghẽn; hoặc sẽ cần làm phẫu thuật nếu tình trạng khó thở diễn ra ro bé hít phải dị vật. Các ca phẫu thuật về đường trở trên khác có thể được khuyến nghị, căn cứ vào tình trạng của bé.

Một số phương pháp được áp dụng khác hiện nay như:
  • Điều trị áp lực đường thở tích cực: Tiến hành đưa máy áp suất không khí vào sau cổ họng của trẻ để giữ cho đường thở luôn được mở.
  • Điều chỉ nha: Là cách mở rộng hàm trên và nâng cao hàm dưới; giúp tạo thêm không gian trong khoang miền và cải thiện lưu lượng không khí qua đường thở.
  • Tập trị liệu cơ năng: Bé được chỉ định một số bài tập về miệng, cổ họng.
Trẻ em khó thở hay ngưng thở khi ngủ đều là những triệu chứng đáng lo ngại và cần phải được điều trị sớm. Chính vì vậy các gia đình không nên chủ quan và chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của con; có vậy mới sớm tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy chúng bổ ích và cần thiết với những người thân yêu xung quanh nhé!

Cập nhật lúc : 22:05 • 23/05/2021

Bình luận cho bài viết này

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
0 Giỏ hàng
Chuyên mục