Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Tạo Oxy [cập nhật 2024]

Máy tạo oxy là dòng thiết bị y tế hiện đại và có nhiện vụ cung cấp lưu lượng oxy y tế tốt nhất cho người dùng. Sản phẩm này có thể cung cấp dòng chảy oxy liên tục trong suốt 24/7 và hiện đang dần thay thế oxy hóa lỏng hoặc các loại bình oxy truyền thống.

Cấu tạo của máy tạo oxy

Máy tạo oxy là dòng thiết bị dễ sử dụng nên người bệnh hoàn toàn có thể tự điều chỉnh mà không cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ hay y tá. Hiện nay, các loại máy tạo oxy trên thế giới có đa dạng về kiểu dáng và công dụng khác nhau. Tuy nhiên về cấu tạo và nguyên lý làm việc lại đều có nhiều đặc điểm chung.

Cấu tạo của máy thường bao gồm: thân máy (một máy nén, bộ lọc và các bảng mạch); bình tạo ẩm (có chức năng làm ẩm oxy đầu ra), dây dẫn (đưa oxy vào mũi).

Nguyrn lỹ máy tạo oxy
Cấu tạo cơ bản của máy tạo oxy hiện nay (tùy từng loại máy sẽ có thêm ống xông mũi họng)



Trong đó, máy nén có nhiệm vụ nén không khí đã được lọc để đưa chúng vào bộ tập trung. Trong bộ tập trung sẽ có hai quá trình lọc để loại bỏ đi các tạp chất, vi khuẩn, khí nitơ và chỉ giữ lại nguồn oxy tinh khiết nhất.

Ngoài ra, thiết bị còn có một số bộ phận quan trọng khác như: hệ thống làm mát (có chức năng giữ cho máy luôn trong nhiệt độ ổn định, không quá nóng); ống thông mũi (sử dụng để cung cấp oxy tinh khiết cho người bệnh sau khi đã được sàng lọc kỹ) và cổng kết nối với nguồn điện.

Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy

Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy thông thường đều trải qua các bước sau đây:

  1. Nguồn oxy đầu vào được thiết bị hút trực tiếp từ không khí môi trường xung quanh.
  2. Không khí được đưa qua lọc thô, lọc tinh, tiếp theo là máy nén khí để làm mát không khí dưới dạng khí nén.
  3. Chuyển oxy ở dạng nén qua hệ thống van 4 chiều A1:A2 - F1:F2; hệ thống này sẽ lần lượt đóng mở van để đưa không khí nén dồng vào bình, đồng thời đẩy nitơ do hạt tạo oxy trong máy tạo oxy giữ lại trong 2 ống A và B.
  4. Van A1 F2 được mở A2 F1 đóng thì khí nén sẽ đi qua bình A, chỉ giữ lại nitơ và đẩy oxy đi qua van một chiều để vào bình tích áp.
  5. Một phần khí O2 sau khi nén sẽ đưa máy đưa qua Purging Nozzle để tới bình A và có tác dụng đẩy khí nitơ giữ lại trước đó đi qua van F1 để ra ngoài.
  6. Tiếp theo, không khí nén sẽ được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tới bình tạo ẩm và dẫn nguồn oxy tinh khiết đến cho người bệnh. Trong đó, sẽ có một lượng nhỏ oxy được đưa qua sensor để máy theo dõi hàm lượng. Nếu lưu lượng tinh khiết của oxy thấp dưới 60% máy sẽ phát ra báo động để người dùng kịp thời sửa chữa.

Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy
Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy tạo oxy

Với nguyên lý hoạt động này, không khí sẽ được lọc qua 3 tầng và đưa đến cho người bệnh nguồn oxy y tế tốt nhất.

Tuy nhiên, trong thời gian làm việc máy sẽ phát sẽ nhưng tiếng kêu "bụp" và "xè", đây là âm thanh hoạt động bình thường. Khi máy nén sẽ phát ra âm thanh "bụp", khi xả khí nitơ ra ngoài môi trường sẽ có tiếng "xè". Âm thanh phát ra khá nhỏ (dưới 40 dB) nên sẽ không làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của người bệnh hoặc gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
>>> Xem thêm: Top 15 Máy Tạo Oxy Công Nghệ Mới - Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Khí thở của máy tạo oxy khác gì với bình oxy?

Đa số các loại bình oxy y tế đều được chiết nạp tại nhà máy chiết nạp oxy tự nhiên và do Nhà nước quản lý. Còn các sản phẩm máy tạo oxy lại có thể nhập khẩu từ nước ngoài và do các công ty sản xuất thiết bị y tế làm ra.

Lượng oxy nguyên chất do máy tạo oxy làm ra có nồng độ tương đương với các loại bình oxy y tế. Chúng chỉ khác nhau về áp suất nén, máy tạo oxy sẽ có áp suất nén thấp hơn hẳn so với bình oxy nên khi sử dụng thì việc lựa chọn dòng chảy sẽ khác nhau. Ví dụ như:
  • Nếu người bệnh thở bình oxy ở mức 1 (dựa theo vạch chia từ 1 - 10 trên đồ hồ oxy), thì khi sử dụng máy tạo oxy sẽ chọn mức 2 - 2,5 lít/phút (đối với máy 3 lít) và chọn 2 lít/phút (đối với máy 5 lít).
  • Nếu người bệnh thở bình oxy y tế ở mức 2 lít/phút, thì khi sử dụng máy tạo oxy sẽ điều chỉnh mức 3 - 3,5 lít/phút (với máy loại 3 lít) và chọn 3 lít/phút (đối với máy 5 lít).
  • Nếu người bệnh thở bình oxy ở mức 3 lít/phút, thì khi sử dụng máy tọa oxy sẽ chọn mức 5 hoặc trên 5 lít/phút (với máy loại 3 lít) và chọn mức 4,5 - 5 lít/phút (với máy loại 5 lít).
Khi sử dụng máy tạo oxy hay bình tạo oxy thì điều quan trọng nhất vẫn là tuần theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe và giúp máy hoạt động bền bỉ hơn.

Nguyên lý của máy tạo oxy
Khi mua sản phẩm máy tạo oxy, khách hàng sẽ được tặng kèm thêm một số loại phụ kiện sử dụng phù hợp với máy.

Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy tạo oxy hiện nay. Hi vọng bài viết này có thể giải đáp hết thắc mắc của quý bạn đọc về sản phẩm này. Nếu bạn yêu thích và cảm thấy bài viết này bổ ích, hãy chia sẻ chúng đến với mọi người xung quanh nhé!

Có thể bạn quan tâm:

- 5+ Tác Dụng Của Máy Tạo Oxy Với Sức Khỏe Và Tinh Thần Người Bệnh
- 3+ Máy Tạo Oxy Philips Bán Chạy Nhất Hiện Nay
- 3+ Máy Tạo Oxy Invacare Giá Rẻ – Bán Chạy Nhất Hiện Nay
- 2+ Máy Tạo Oxy Lucass Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Cập nhật lúc : 10:09 • 22/01/2024

Bình luận cho bài viết này

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
0 Giỏ hàng
Chuyên mục